Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

SƠN LÀ GÌ? LÀ CÂU HỎI MÀ TẤT CẢ CÁC BẠN ĐANG TÌM HIỂU

SƠN Là Gì?????

1.trả lời: Sơn là 1 hỗn hợp đồng nhất trong đó chất tạo màng liên kết với các chất màu, bột độn. Hỗn hợp tạo màng liên tục có khả năng bám dính lên bề mặt vật chất. Hỗn hợp được điều chỉnh với 1lượng phụ gia và dung môi tuỳ theo tính chất của mỗi loại sản phẩm
2. Tại sao ta dùng sơn ?
Trả lời: Sơn là sản phẩm có nhiều màu sắc phong phú đa dạng, có đặc tính che phủ, bám dính được nhiều bề mặt khác nhau. Chính vì thế sản phẩm sơn được sử dụng rất rộng rãi với các mục đích:
– Trang trí.
– Bảo vệ.
– Các chức năng khác.
3. Sơn có các thành phần cơ bản nào ?
Trả lời: Thành phần cơ bản của sơn bao gồm:
– Chất kết dính (chất tạo màng, nhựa đã qua chưng luyện)
– Titan dioxit
– Bột màu (chất tạo mầu)
– Bột độn (kaolin, bột đá trắng)
– Phụ gia (chất bảo quản, chất tạo độ đặc…)
– Dung môi (nước đã qua khử khuẩn)
Chất kết dính (Nhựa) là chất kết dính cho tất cả các bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất kết dính sử dụng trong sơn được xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng.
Chất kết dính phải bảo đảm về khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền màng.
Bột độn (Extender). Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải thiện một số tính chất sản phẩm như: tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt.), khả năng thi công, kiểm soát độ lắng…
Các chất độn thường được sử dụng như: Carbonat Canxi, Kaolin, Talc…
Bột màu (Pigments). Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường ở dạng bột.Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng tới một số tính chất màng sơn như: Độ bóng, độ bền,…
Màu gồm 2 loại: Màu vô cơ và màu hữu cơ.
– Màu vô cơ (Màu tự nhiên): Tông màu thường xỉn, tối (trừ Dioxid Titan), cho độ phủ cao, độ bền màu tốt.
– Màu hữu cơ (Màu tổng hợp): Tông màu tươi (sáng), cho độ phủ thấp, độ bền màu thường thấp hơn màu vô cơ.
Phụ gia: Là loại chỉ sử dụng với một lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản, tính chất màng.
Dung môi: Là chất hoà tan nhựa hay pha loãng sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi sử dụng.
4. Người ta sản xuất sơn như thế nào ?
Trả lời: Đế tìm hiểu sơn được sản xuất bằng cách nào, chúng ta hãy tìm hiểu các bước sản xuất sau đây.
Pre-mix: Đây là quá trình trộn sơ bộ nhằm tạo hỗn hợp đồng đều giúp cho quá trình nghiền đạt kết quả tốt.
Nghiền: Là quá trình phá vỡ kích thước hạt nhằm đạt độ mịn theo yêu cầu sản phẩm.
Let down: Là quá trình pha loãng, hoàn thiện sản phẩm.
Lọc: Là quá trình loại bỏ các tạp chất.
5. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng sơn phủ?
Trả lời: Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sơn phủ như sau:
– Sự lựa chọn sản phẩm phù hợp cho sử dụng.
– Công tác chuẩn bị bề mặt (xử lý bề mặt trước khi sơn)
– Quá trình tiến hành sơn.
– Chất lượng của sản phẩm sơn.
Với bất cứ 1 yếu tố nào không đạt đều gây ra những ảnh hưởng đối với tuổi thọ của lớp sơn phủ công trình.
6. Tại sao phải xử lý bề mặt?
Trả lời: Tại vì xử lý bề mặt càng tốt thì kết quả thu được (chất lượng màng sơn, tuổi thọ màng, giá thành đầu tư) sẽ tốt hơn. Do đó bất cứ việc thi công sơn như thế nào, dù lớn hay nhỏ, mới hay cũ, trong hay ngoài, nền gạch hay kim loại cũng phải bắt đầu bằng việc xử lý bề mặt.
Mỗi thao tác đúng đều làm tăng khả năng bảo vệ bề mặt thi công. Nếu xử lý không đúng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.
Các giai đoạn trong xử lý bề mặt:
– Loại bỏ tạp chất trên bề mặt: lớp sơn cũ, gỉ sét, dầu mỡ, bụi bẩn…
– Sửa chữa các khuyết tất bề mặt: trám trét các lỗ, tạo bề mặt bằng phẳng.
– Lau sạch và để khô.
7. Bột trét tường là gì? Tạo sao dùng bột trét tường?
Trả lời: Bột trét tường là 1 loại vật liệu xây dựng, có thể sử dụng ngay sau khi trộn với nước. Bột trét tường được sử dụng với mục đích xử lý bề mặt nhằm:
– Tạo bề mặt nhẵn mịn, tăng tính thẩm mỹ khi hoàn thiện
– Tăng độ bám dính kết cấu.
Các thành phần cơ bản của bột trét tường:
– Chất kết dính
– Chất độn
– Phụ gia
Chất kết dính: Gồm 2 loại:
+ Chất kết dính dạng khoáng
+ Cement
+ Gypsum
Chất kết: Chất độn được sử dụng để tăng cường một số hoạt tính, tăng độ vững chắc, khả năng thi công, chống chảy.
Tăng thể tích.
Các loại bột độn thường hay được sử dụng: Carbonate Calcium
Phụ gia: Là loại nguyên liệu chiếm một phần rất nhỏ trong thành phàn sản phẩm nhưng đóng vai trò rất quan trọng tạo cho sản phẩm một số tính chất cần thiết:
Giữ nước cho thời gian ninh kết.
Giúp thi công dễ dàng.
Chống nứt.
Cải thiện tính đống rắn và thời gian đóng rắn
8. Các bước xử lý bề mặt tường trước khi thi công bột trét tường ra sao?
Trả lời: Việc xử lý bề mặt sẽ tuỳ thuộc vào loại bề mặt:
–Bề mặt mới:
+ Bề mặt tường mới phải đảm bảo quá trình đóng cứng, để tối thiểu 7 ngày mới trét bột.
+ Bề mặt phải được làm sạch trước khi trét: loại bỏ các vữa thừa trên bề mặt, các chất bụi bẩn hay các tạp chất khác cũng đều phải được loại bỏ.
+ Phải bảo đảm bề mặt không bẩn, không bị phấn hoá hay dính các tạp chất khác.
-Bề mặt cũ:
+ Bề mặt quét vôi
Dùng bàn chải sắt và bàn sủi chà hoặc phun nước áp lực cao để sạch lớp vôi trên bề mặt.
Dùng nước hay chổi làm sạch bề mặt còn bám bụi sau khi chà.
+ Nếu bề mặt bị nấm mốc thì dùng dung dịch chống mốc để quét lên bề mặt.
–Bề mặt đã sơn:
+ Nếu bề mặt vẫn còn tốt không bị bong tróc, không bị mềm thì chỉ cần làm sạch bề mặt rồi sơn lại.
+ Nếu bề mặt bột bị bong tróc, bị bở, bị mềm thì phải dùng bàn sủi hoặc phun nước áp lực cao để cạo toàn bộ lớp bột cũ.
9. Sơ đồ sơn là gì? Tại sao phải sơn theo đúng sơ đồ?
Trả lời: Sơ đồ sơn là sơ đồ để hướng dẫn thực hiện việc thi công sơn theo trình tự đúng
Công việc thi công sơn cũng giống như việc xây 1 ngôi nhà bao gồm các công việc:
Xây nhà Sơn
Đào móng Xử lý bề mặt
Đặt móng, dựng cột Sơn lót
Xây, hồ tường, lợp mái Sơn phủ
Sơ đồ cơ bản : Xử lý bề mặt => Sơn 1 lớp lót => Sơn 2 lớp phủ
Do đó cần phải tuân thủ đúng sơ đồ sơn để nâng cao tuổi thọ của công trình.
10. Xử lý cụ thể cho từng loại bề mặt trước khi thi công như thế nào?
Trả lời: Cách lựa chọn phương pháp xử lý và xử lý đúng sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm.
10.1 Xử lý bề mặt cho bề mặt tường.
10.1.1 Bề mặt mới- Bề mặt tường mới phải đảm bảo quá trình đông cứng, để tối thiểu 7 ngày mới trét bột.
– Bề mặt phải làm sạch trước khi trét: loại bỏ các vữa thừa trên bề mặt, các chất bụi bẩn hay các tạp chất khác cũng đều phải được loại bỏ.
– Phải bảo đảm bề mặt không bẩn, không bị phấn hoá hay dính các tạp chất khác. Bề mặt được trét mastic, để khô sau đó dùng giấy nhám chà cho phẳng mặt.
– Dùng chổi cỏ quét sạch bề mặt. Nếu bề mặt bị bụi phấn nhiều có thể dùng khăn ướt lau sạch bề mặt hay dùng ru lô nhúng nước lăn lên, để khô rồi tiến hành sơn.
10.2.2 Bề mặt cũ.
a) Bề mặt quét vôi.
– Dùng bàn chải sắt và bàn sủi chà sạch lớp vôi trên bề mặt.
– Dùng nước hay chổi làm sạch bề mặt còn bám bụi sau khi chà.
– Nếu bề mặt bị nấm mốc thì dùng dung dịch chống mốc để quét lên bề mặt.
– Để khô rồi trét bột lên. Chà nhám cho phẳng và làm sạch bề mặt trước khi tiến hành sơn.
b) Bề mặt có sơn.
– Nếu bề mặt cũ còn tốt, lớp sơn cũ còn tốt không bị bong tróc: Chà nhám sơ trên bề mặt để làm sạch các vết bẩn trên bề mặt. Làm sạch bề mặt sau khi chà nhám và có thể tiến hành sơn.
– Nếu lớp sơn cũ không còn tốt, bị bong tróc hay phấn hoá. Loại bỏ các lớp tróc của sơn cũ. Chà toàn bộ bề mặt kể cả phần còn bám chắc.
– Phần bị bong tróc, phấn hoá: Dùng bàn sủi và bàn chải sắt để chà sạch lớp bong tróc. Dùng giấy nhám chà cho phẳng bề mặt. Thổi sạch bằng khí. Lấy khăn ướt lau sạch. Để khô trước khi sơn
– Nếu bề mặt bị tróc cả bột và sơn thì cần phải sủi hết lớp bột bị tróc sau đó trét mastic lại.
– Phần bị nấm mốc.
+ Dùng dung dịch tẩy chlorine để chà rửa phần nấm mốc
+ Dùng bàn chải nylon cứng để chà rồi rửa sạch bằng nước.
+ Để khô trước khi sơn.
+ Trong khi thực hiện công việc này phải đeo kính bảo vệ mắt, đeo khẩu trang và đeo găng tay cao su.
10.2 Xử lý bề mặt cho sàn bêtông
– Sàn beton chỉ được thi công sau khi đảm bảo thời gian đóng cứng tối thiểu 28 ngày.
– Loại bỏ các tạp chất: vữa hồ, bụi bẩn…trên bề mặt.
– Sửa chữa các khuyết tật trên bề mặt.
– Để tăng độ bám dính bề mặt dùng axit HCl từ 5-10% để tẩy bề mặt.
– Đế bề mặt khô trước khi sơn.
10.3 Xử lý bề mặt gỗ.
10.3.1 Bề mặt mới.
– Chà các phần nhám và góc.
– Nều bề mặt dính dầu mỡ thì tẩy sạch bằng dung môi.
– Lấp các khuyết tật của gỗ và trám các lỗ trên bề mặt.
10.3.2 Bề mặt cũ, đã sơn.
– Rửa sạch vết bẩn và dầu mỡ dính trên bề mặt bằng xà bông.
– Loại bỏ lớp sơn cũ bị bong tróc.
– Chà nhám tạo bề mặt phẳng mịn.
10.4 Xử lý bề mặt kim loại.
10.4.1 Giảm độ bám dính: Do bề mặt chưa được xử lý sạch cong bám bụi bẩn, sơn cũ, gỉ, dầu mỡ…
10.4.2 Rộp: Do nhiễm bẩn acid, kiềm, muối tan trong lớp sơn.
10.4.3 Ăn mòn dưới màng sơn.
Nguyên nhân do giảm độ bám dính và rộp màng sơn. Ăn mòn cũng có thể xảy ra khi trên bề mặt lớp sơn bị nứt, tạp chất ngấm qua khe nứt xuống bề mặt vật liệu. Bề mặt không bằng phẳng có nhiều điểm lồi lõm gây ra độ dày màng sơn không đều, các khe nứt thường xuất hiện ở điểm lồi. Vì vậy không nên sơn lớp chống gỉ bằng ru lô mà nên sử dụng bằng cọ quét và súng phun.
Có nhiều cách để xử lý bề mặt kim loại. Sự lựa chọn phương pháp sẽ phụ thuộc vào giá cả, kích cỡ hình dạng, điều kiện bề mặt vật liệu, loại sơn và môi trường vật sẽ bị phá huỷ sau cùng.
a) Phương pháp thủ công.
Dùng dao cạo, bàn chải sắt và giấy nhám để chà sạch bề mặt.
b) Phương pháp cơ khí
Dùng bàn chải điện hay bằng phương pháp thủ công để làm sạch bề mặt bị bong tróc. Các nốt hàn hay các góc sắc cạnh có thể chà bỏ làm phẳng bằng đục hay mài cơ. Bề mặt có dầu mỡ thì làm sạch bằng chất tẩy hay bằng dung môi.
Thổi cát: đây là phương pháp làm sạch đặc biệt hiệu quả về độ sạch, độ nhám bề mặt với thời gian thi công.
Khi thực hiện phương pháp này phải lưu ý khí nén sử dụng phải sạch khô, được tách dầu và nước có trong khí để tránh tình trạng dầu và nước của khí nén làm bẩn bề mặt. Sauk hi xử lý dùng khí khô thổi sạch các tạp chất khi phun cát cong đọng trong các hốc và trên bề mặt.
c) Phương pháp làm sạch bằng hoá chất.
Loại bỏ sơn, dầu mỡ, bụi bẩn, gỉ kim loại bằng phương pháp tẩy acid khi không thực hiện được bằng phương pháp thổi cát hay bằng các dụng cụ làm sạch khác.
11. Tại sao phải dùng sơn lót?
Trả lời: Sơn lót là lớp sơn rất quan trọng, có các tác dụng sau:
– Tạo độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ.
– Bảo vệ lớp sơn phủ không bị các phản ứng hoá học xảy ra từ bên trong như: kiềm hoá, thấm, ăn mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị hiện tượng biến đổi màu do kiềm hoá, bị ố vàng, bong tróc hay bị gỉ sét…Như vậy lớp sơn lót làm tăng độ bền cho lớp sơn phủ.
– Những bề mặt ngoài trời bắt buộc phải sơn lót.
12. Sự lựa chọn và các phương pháp thi công sơn phủ như thế nào?
Trả lời: Lớp sơn phủ phải có khả năng trang trí, chiu được điều kiện môi trường hay những yêu cầu đặc biệt khác. Vì vậy tuỳ theo yêu cầu công trình mà có sự lựa chọn sản phẩm cho đúng. Các phương pháp thi công sơn phủ:
– Lăn sơn bằng trục lăn (Ru-lô)
– Quét sơn bằng cọ.
– Phun sơn bằng súng phun
– Trét sơn bằng dao (lớp putty)
– Nhúng sơn
– Cách lựa chọn phương pháp thi công phụ thuộc vào:
– Loại sơn
– Điều kiện bề mặt.
– Nhu cầu sử dụng
13. Có nhất thiết phải dùng sản phẩm cùng hệ thống cho 1 công trình?
Trả lời: Nên sử dụng sản phẩm cùng hệ thống vì nhà sản xuất đã nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm an toàn cho bề mặt. Nếu sử dụng sản phẩm không đúng hoặc không cùng nhà sản xuất sẽ có nguy cơ xảy ra các hiện tượng không mong muốn.
14. Sơn nội thất và sơn ngoài thất khác nhau như thế nào? Có cách nào phân biệt không?
Trả lời: Sơn nội thất được sử dụng cho bên trong nhà, loại sơn này ít có khả năng chống rêu mốc, không chịu tác động môi trường. Sơn ngoại thất là loại sơn sử dụng cho bên ngoài, nó có năng chống rêu mốc, chịu được tác động của môi trường. Sơn ngoại thất là laọi sơn sử dụng cho bên ngoài, nó có khả năng chống rêu mốc, chịu được sự tác động của môi trường như nắng, mưa…
Nếu dùng sơn nội thất sơn cho bên ngoài sẽ xảy ra các hiện tượng như:
Màng sơn bị phấn hoá.
Màng sơn bị rêu mốc.
Màng sơn bị bay màu.
Trên bao bì của sản phẩm sơn đều có ghi rõ loại sơn (nội thất hay ngoại thất), vì vậy cách phân biệt là đọc kỹ bao bì.
15. Thời gian lưu trữ của sơn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cách bảo quản như thế nào?
Trả lời: Thời gian lưu trữ của sơn phụ thuộc vào chất lượng của sơn chứa trong thùng và điều kiện môi trường bảo quản.
Cách bảo quản như sau:
+ Để thùng sơn ở vị trí thẳng đứng. Nắp thùng phải đậy kín.
+ Tồn trữ nơi thoáng mát. Tránh nơi có nhiệt độ cao.
16. Tuổi thọ của lớp sơn là bao nhiêu lâu? Phụ thuộc vào điều kiện gì?
Trả lời: Tuỳ theo điều kiện môi trường thực tế, điều kiện sử dụng thực tế, chất lượng, chủng loại sơn sử dụng mà màng sơn có tuổi bền từ 3 năm cho tới 8 năm.
17. Có thể đặt màu sơn theo ý muốn được không?
Trả lời: Chỉ cần có mẫu màu thì hoàn toàn có thể đặt theo yêu cầu.
18. Màu sơn thực tế có giống như trên bảng màu không? Màu sơn có thể bị phai theo thời gian không?
Trả lời: Về cơ bản là giống nhưng do công nghệ in và chất tạo mầu khác nhau nên chúng ta đương nhiên hiểu rằng mầu sắc không thể chính xác 100% .Ngoài ra màu trên bảng màu với màu thực tế có sự chênh lệch vì màu sơn trên bảng màu phụ thuộc vào kỹ thuật in. Thông thường màu sơn thực tế có màu đậm hơn màu trên bảng màu do trên diện tích rộng. Ngoài ra màu sắc trông sáng hơn hay đậm hơn còn phụ thuộc vào loại màu, không gian và ánh sáng. Dưới tác động của môi trường màu sắc sẽ bị phai dần. Chất lượng hay độ bền màu phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, điều kiện bề mặt và điều kiện thi công.
19. Các bước để chọn màu phù hợp cho ngôi nhà như thế nào? Các nguyên tắc để có được sự phối màu hài hoà, như ý?
Trả lời: Không có “luật” trong vấn đề màu sắc vì nó thuộc về sự cảm nhận của mỗi con người. Đây chỉ là vài bước cơ bản giúp bạn có thể chọn được màu ưng ý:
Đầu tiên cần chọn màu chính cho căn phòng, dựa trên màu này sẽ chọn sự phối hợp màu.
Sự phối hợp hài hoà màu sắc tổng thể trong căn phhòng là điều quan trọng. Ngoài vấn đề sự hài hoà màu sắc của trần, tường…bạn phải để ý đến sàn nhà và cả đồ vật bạn sẽ đặt trong phòng. Bạn chọn màu theo bảng màu của nhà sản xuất. Bạn nên xem màu bằng ánh sáng ban ngày và ban đêm để có thể thấy được ánh màu thay đổi. Sau cùng bạn nên mua một lượng sơn theo đơn vị nhỏ nhất của nhà sản xuất để sơn thử. Lúc này bạn sẽ có sự lựa chọn đúng nhất khi thấy màu chọn thể hiện trên tường. Bạn nên lưu ý với màu chọn trên bảng màu nhưng khi lăn trên 1 diện tích rộng sẽ cảm nhận màu đậm hơn bảng màu. Màu sắc có ảnh hưởng tới kích thước của căn phòng hay không?
20. Màu sắc có ảnh hưởng tới kích thước của căn phòng hay không?
Trả lời: Thông thường màu nóng, đậm như màu đỏ, màu cam và màu vàng tạo không gian bị thu hẹp lại. Các màu này được coi như những màu động vì nó rất nổi bật và đập ngay vào mắt.
Ngược lại các màu xanh dương, xanh lá, tím tạo không gian rộng hơn vì đây là những màu tĩnh. Tuy nhiên đối với những màu xanh đậm cũng làm cho kích thước căn phòng nhỏ lại. Những căn phòng có diện tích nhỏ để tạo cảm giác rộng rãi hơn nên sơn các màu trắng hay màu nhẹ ôn hoà.
21. Độ phủ là gì? Làm cách nào xác định lượng sơn cần thi công?
Trả lời : Độ phủ là số mét vuông mà 1 lít (hoặc số kg) sơn có thể phủ được.
Cách xác định lượng sơn cần:
Phải xác định chính xác diện tích bề mặt cần sơn.
Tra độ phủ của loại sản phẩm cần sơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Từ đó tính lượng sơn cần sử dụng.
22. Tại sao phải thi công ít nhất 2 lớp phủ sơn?
Trả lời: Chất lượng và sự đồng màu của màng sơn khi lăn 2 lớp phủ luôn tố hơn 1 lớp. Sơn 1 lớp không đảm bảo sự che lấp đều trên bề mặt.
23. Pha nhiều nước thì có ảnh hưởng tới chất lượng của sơn nước không?
Trả lời: Khi pha loãng nước nhiều hơn yêu cầu cho phép của nhà sản xuất thì chất lượng màng sơn sẽ yếu đi do đó dễ bị phấn hoá, rêu mốc. Khi thi công cũng sẽ khó hơn vì bị chảy do loãng quá.
24. Khi thi công thì có cần tuân thủ đúng thời gian sơn cách lớp không?
Trả lời: Phải tuân thủ đúng thời gian sơn cách lớp để bảo đảm chất lượng. Thời gian đó có thể xê dịch đôi chút do thời tiết hay nhiệt độ nhưng phải đảm bảo lớp trước khô thì mới tiếp tục sơn lớp tiếp theo.
25. Dùng sơn trắng lăn thay cho sơn lót được không?
Trả lời: Không dùng sơn trắng thay cho sơn lót được vì sơn trắng không có tính năng cần thiết của sơn lót như: tạo lớp bám dính trung gian giữa bề mặt và lớp sơn phủ, khả năng chống kiềm, chống ố, bảo vệ bề mặt lớp phủ.
26. Dùng xi măng trắng thay cho sơn lót được không?
Trả lời: Không dùng ximăng trắng thay sơn lót vì:
Không tạo màng nên không tạo được lớp bám dính trung gian.
Dễ bị phấn hoá làm bong tróc lớp phủ.
Không có khả năng kháng kiềm. Bề mặt tường sơn cũ, khi sơn mới lại có cần sơn lót không?
27. Bề mặt tường sơn cũ, khi sơn mới lại có cần sơn lót không?
Trả lời: Nếu lớp sơn cũ còn tốt, chỉ cần chà nhám sơ, làm sạch bề mặt là có thể sơn lại lớp phủ.
Nếu lớp sơn cũ bị bong tróc, thấm ố, rêu mốc thì phải xử lý bề mặt và sử dụng loại sơn lót thích hợp để sơn lại.
28. Lăn sơn trền bề mặt cũ có đảm bảo không?
Trả lời : Nếu xử lý bề mặt đúng thì chất lượng đảm bảo.
29. Sơn nội thất có khả năng chống thấm không?
Trả lời: Sơn nội thất chỉ có tính trang trí, ít khả năng chống thấm.
30. Bề mặt tường bị nứt có thể lăn sơn đè lên vết nứt hay không?
Trả lời: Nếu chỉ bị nứt nhỏ thì có thể lăn sơn lên được. Nếu bị nứt nhiều và rộng cần phải xử lý lại bề mặt mới được sơn lên.
31. Có một số công trình không sử dụng sơn lót khi sơn nội thất, có cách nào kiểm tra độ kiềm trên bề mặt có đạt hay không?
Trả lời: Đối với sơn nội thất nếu không sử dụng sơn lót thì sự cố dễ xảy ra nhất đó là màng sơn bị kiềm hoá. Để kiểm tra, ta cần phải bóc tách 1 diện tích nhỏ của màng sơn phủ ra khỏi bề mặt, quan sát mặt trong của màng sơn phủ có lớp sơn trắng hoặc lớp sơn trắng trong hay không, nếu không thì chắc chắn không có lớp lót.
32. Dùng sơn nước lăn trên bề mặt sơn dầu Alkyd được không?
Trả lời: Không dùng sơn nước lăn lên bề mặt sơn dầu Alkyd.
33. Cách thực hiện sơn 1 căn phòng tiêu biểu như thế nào?
Trả lời: Cách thực hiện theo các thứ tự sau:
Sơn trần (sơn nước) >>> Sơn tường (sơn nước) >>>Sơn cửa đi (sơn dầu)>>>Sơn cửa sổ (sơn dầu)>>> Sơn chân tường (sơn nước).
34. Cách thực hiện sơn tường và trần như thế nào cho đúng kỹ thuật?
Trả lời: Các bước thực hiện:
Đầu tiên thực hiện sơn trần, trước hết thực hiện sơn các góc. Dùng cọ loại nhỏ để sơn các góc trước khi lăn các đường nằm ngang rộng 75cm trên trần bằng ru-lô.
Sử dụng thang hay dùng ru lo có cán dài để sơn.
Sơn trần xong tiến hành sơn tường.
35. Sự khác nhau giữa các loại sơn Flat (mờ), Satin hay Semigloss (bán bóng), Gloss (bóng) là gì?
Trả lời: Sơn mờ (Flat) thường không có khả năng chống bẩn, không chùi rửa được.
Sơn hoàn thiện satin hay bán bóng (semi-gloss) dễ làm sạch và thích hợp cho các chi tiết nghệ thuật cao. Nên sơn loại này trong nhà bếp, phòng tắm, và cửa.
Sơn bóng có độ sáng và chùi rửa được, vì thế thích hợp cho các cửa hàng và các nhu cầu sử dụng đặc biệt khác.
36. Các sự cố điển hình, hay gặp của công tác thi công sơn nước? Hiện tượng, nguyên nhân và cách xử lý?
Trả lời:
Câu hỏi về bột trét tường :
37. Tại sao phải phân biệt bột trét tường trong nhà/ngoài trời? Có cách nào phân biệt bột trét tường trong nhà và ngoài trời?
Trả lời: Tác động của thời tiết và khí hậu của nội thất và ngoại thất khác nhau. Bột trét tường ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ, độ ẩm (thay đổi với biên độ rất lớn). Ngoài ra nó còn phải chịu ảnh hưởng trực tiếp tác động của ánh nắng mặt trời (lớp sơn nước phủ ngoài không đủ khả năng ngăn hoàn toàn tia cực tím). Bột trét tường ngoài trời còn phải chịu tác động của ngoại lực (áp lực của hạt mưa) và nếu lớp sơn phủ không chống thấm thì bột trét tường ngoài trời còn bị ngấm nước khi trời có mưa. Các ảnh hưởng trên đối với bột trét tường trong nhà ít hơn nhiều. Tuy nhiên bột trét tường trong nhà có nguy cơ chịu độ ẩm cao khi độ ẩm không khí quá cao. Vì những điều trên, nhà sản xuất phải thiết kế 2 loại sản phẩm bột trét tường ngoại thất và bột trét tường nội thất. Để phân biệt bột trét trong nhà hay ngoài trời, ta cần phải đọc kỹ trên bao bì mà nhà sản xuất quy định.
38. Cách trộn bột trét tường như thế nào cho đúng?
Trả lời: Cách trộn bột trét tường:
Tỷ lệ trộn bột/nước = 3 hoặc 3,5 (theo khối lượng) tức là cần 14-16kg (lit) nước sạch cho 1 bao bột 40kg.
Đổ từ từ bột vào nước để tránh vón cục.
Dùng máy trộn cầm tay hoặc dùng cây khuấy trộn cho thật đều thành hỗn hợp bột nhão đồng nhất.
Để hỗn hợp trong khoảng 7-10 phút cho các hoá chất trong bột phát huy tác dụng. Sau đó khuấy trộn lại 1 lần nữa rồi tiến hành thi công.
39. Có thể dùng nước bị nhiễm phèn để trộn bột trét tương không?
Trả lời: Nếu nước bị nhiễm phèn nhẹ, có thể dùng pha bột để thi công. Trường hợp nước bị nhiễm phèn nặng thì không thể sử dụng được.
40. Thời gian sống (thời gian thi công) của hỗn hợp bột trét tường trộn nước là bao nhiêu lâu?
Trả lời: Thời gian sản phẩm bắt đầu đông kết là 3 giờ, vì thế cần tính toán lượng bột trộn có thể trét trong khoảng thời gian này.
41. Có nên trộn thêm ximăng vào bột trét tường không?
Trả lời: Không nên trộn thêm ximăng vào vì đối với mỗi sản phẩm nhà sản xuất đã nghiên cứu, tính toán các thành phần để sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu. Nếu trộn thêm xi măng vào dễ gây hiện tượng chai cứng bề mặt và bề mặt bị nứt.
42. Bột trét có thể bị ố vàng hay không?
Trả lời: Sau khi trét bột không bị ố. Nếu bột bị ố vàng thì cần phải kiểm tra bề mặt thật kỹ vì tường ẩm do bị thấm mới làm ố. Nếu bề mặt chỉ bị ố không bị mềm hay bong tróc thì có thể sử dụng sơn chống ố lăn lên trước khi sơn phủ.
43. Tại sao không nên trét bột lên bề mặt quá ẩm và quá khô?
Trả lời: Nếu bề mặt quá ẩm thì khi thi công bột trét tường sẽ rất lâu khô, có khi không đông kết được, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm. Nếu bề mặt khô quá thì khi thi công bột trét tường sẽ bị mất nước nhanh, không còn nước cho quá trình ninh kết, khiến bột trét tường không kết dính được và có thể trở lại trạng thái bột rời.
44. Bề mặt tường luôn bị ẩm thì có thể thi công bột trét tường được không? Có thể thi công bột trét tường trong điều kiện ẩm ướt?
Trả lời: Không được thi công bột trong điều kiện ẩm ướt. Trong điều kiện tường bị ẩm ta cần phải xác định nguyên nhân gây ẩm để xử lý:
Tường có độ ẩm cao do mới tô: Phải để tường khô tối thiểu 7 ngày.
Tường có độ ẩm cao do trời mưa: Để tường khô sau 2-3ngày.
Tường có độ ẩm cao do bị thấm: Phải chống thấm cho tường trước khi trét bột.
45. Tại sao trong một số trường hợp, khi bề mặt bột trét đã khô nếu dùng tay xoa bề mặt bụi phấn ra nhiều?
Trả lời: Đây là trường hợp sự cố có thể do 2 nguyên nhân sau:
Trộn không đủ lượng nước yêu cầu hay do tường quá khô, bột bị khô mất nước khá nhanh, hoá chất mất tác dụng không tạo liên kết làm cho bột bị bở, không đóng rắn.
Do sản phẩm thiếu hoá chất. Trong trường hợp sự cố trên nếu không cạo ra trét lại thì bắt buộc phải dùng sơn lót gốc dầu để xứ lý bề mặt, tạo ra bề mặt cứng chắc giúp lớp sơn phủ bám tốt.
Nếu với bề mặt bị bở mà không được xử lý đúng sẽ gây ra hiện tượng lớp sơn phủ bị nứt hay bị tróc do không bám dính tốt.
46. Có thể thi công bột trét tường lên bề mặt đá rửa (đá granite) được không?
Trả lời: Thông thường không nên trét bột trực tiếp trên bề mặt đá rửa. Cách thức tiến hành như sau:
Bề mặt đá rửa thường có đặc tính chung là: khô, rêu mốc nhiều. Vì thế muốn trét bột lên cần phải xử lý bề mặt thật cẩn thận:
Dùng bàn chải sắt chà rửa với nước cho thật sạch.
Dùng dung dịch tẩy Chloirne để chà rửa tường. Sau khi xử lý bề mặt có thể thể thực hiện như sau: Dùng vữa tô lên bề mặt, đợi khô. Sau đó trét bột lên.
47. Tại sao bề mặt bột trét tường trong một số trường hợp bị nứt chân chim?
Trả lời: Hiện tượng bề mặt bột trét tường bị nứt chân chim là do:
Do bột qua cứng, thời gian đông kết nhanh.
Trét quá dày.
Kết cấu bề mặt yếu.
Bị nứt do chấn động: Đục tường…khi sơn phủ.
48. Nếu độ dày của lớp bột trét tường dày hơn 3mm thì có hiện tượng gì?
Trả lời: Độ dày của lớp bột trét lớn hơn 3mm có thể xảy ra các sự cố sau:
Bị bong tróc.
Bị nứt.
49. Tại sao trong một số trường hợp lớp bột trét bong ra khỏi bề mặt tô hồ vữa của tường?
Trả lời: Lớp sơn chỉ bám trực tiếp lên lớp bột do đó hiện tượng này là do thi công hoặc do chất lượng bột:
Bề mặt thi công bột không được chuẩn bị tốt.
Thi công quá dày.
Sản phẩm thiếu chất kết dính.
50. Có thể thi công bột trét tường trên bề mặt thạch cao hay không?
Trả lời: Với loại bột trét thông thường không thể sử dụng cho bề mặt thạch cao. Chỉ nên dùng loại bột trét có thành phần chất kết dính là Gypsum cho loại bề mặt này.
51. Có thể pha màu vào bột trét tường dùng thay thế lớp sơn được không?
Trả lời: Không nên làm như thế vì sẽ không đảm bảo về chất lượng như:
Không tạo bề mặt láng mịn.
Tuổi thọ độ bền màu rất thấp.
Không tạo được sự đồng đều màu sắc.
Bề mặt dễ bị phấn hoá.
52. Tại sao trong một số trường hợp, khi thi công xảy ra hiện tượng bột không bám dính vào tường, kéo dao không được?
Trả lời: Đây là hiện tượng sự cố do:
Thiếu chất kết dính hoặc phụ gia.
Sản phẩm chưa được trộn đều trong quá trình sản xuất nên chất lượng không đạt.
53. Khi thi công thời gian dài, hỗn hợp bột trét tường trộn nước bị khô thì có thể trộn thêm nước để tiếp tục dùng lại hay không?
Trả lời: Không được vì các thành phần trong bột đã bị đóng rắn (cứng chết) không thể hoà tan lại.
54. Chỗ bong rộp cục bộ, cạo bỏ xong trét lại thì có bị bong tróc không?
Trả lời: Khi bề mặt bột trét bị bong rộp thì có nghĩa là chỉ có những chỗ bong rộp là liên kết bị phá huỷ, phần còn lại thì liên kết là ổn định. Do vậy khi ta đã cạo bỏ phần bị bong rộp, cho đến khi lộ ra phần bề mặt bột trét ổn định, làm sạch bụi bằng nước, chờ đến khi có độ ẩm cho phép trét lại chỗ bị bong rộp thì liên kết giữa bột trét mới và cũ sẽ ổn định, không bị bong tróc nữa.

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
  • Lazada : Mở chương trình "giá khuynh đảo", giới hạn mỗi người mua tối đa 2 sản phẩm Click xem
  • Adayroi : iPhone 7 lần đầu về giá dưới 15 triệu đồng Click xem
  • Tiki : Giảm 10% cho thẻ tín dụng HSBC Click xem

Bài liên quan

Bài đăng nổi bật

CHẤM DỨT 99.99% THẤM, NỨT NHÀ VỚI CHI PHÍ 0 ĐỒNG - VIỆT NAM NÓI LÀ LÀM.

  CHẤM DỨT 99.99% THẤM, NỨT NHÀ VỚI CHI PHÍ 0 ĐỒNG - VIỆT NAM NÓI LÀ LÀM. Mình cam đoan 100% bạn sẽ không tìm thấy những gì mình chuẩn bị ch...