Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

12 lỗi thường gặp khi sơn nhà ai cũng nên biết

12 lỗi thường gặp khi sơn nhà ai cũng nên biết

Việc sơn nhà sẽ tân trang cho ngôi nhà bạn, tạo nên lớp sơn “bảo vệ” tường và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm sơn nhà thì trong quá trình sơn nhà sẽ gặp một số lỗi.
Làm thợ xin chia sẻ đến bạn đọc 12 lỗi thường gặp khi sơn nhà ai cũng nên biết. Cùng tham khảo nhé!

A – Đối với sơn nước:

1. Màng sơn bị nhăn sau khi sơn nhà xong

a, Hiện tượng

Sau khi lớp sơn khô, màng sơn bị nhăn, sần sùi, không mượt phẳng.
12 lỗi thường gặp khi sơn nhà ai cũng nên biết
Lớp sơn nhà bị nhăn

b, Nguyên nhân:

  • Sơn quá dày hoặc sơn không đều khiến cho sơn không khô cùng lúc. Mặt ngoài của lớp sơn khô trước, lớp bên trong chưa kịp khô nên bề ngoài sẽ bị nhăn.– Do dùng con lăn (roller) không thích hợp: Roller có lông quá dài sẽ tạo nên bề mặt có vân lớn, sần sùi.
  • Sơn trong thời tiết nắng gắt, lớp ngoài khô quá nhanh, lớp sơn trong chưa kịp khô nên mặt sơn ngoài bị nhăn. Ngoài ra, nếu sau khi sơn xong gặp trời lạnh đột ngột, hoặc nhiệt độ giảm nhanh cũng có thể ảnh hưởng đến lớp sơn, lớp sơn trong khô chậm, không khô kịp so với lớp ngoài.

2. Màng sơn bị rỗ là một lỗi khá cơ bản trong sơn nhà

12 lỗi thường gặp khi sơn nhà ai cũng nên biết
Màng sơn xuất hiện các hạt lỗ rỗ

a, Hiện tượng:

Trên bề mặt màng sơn có những hạt hoặc bị rỗ

b, Nguyên nhân

Sơn nhà có lẫn những mẩu sơn khô hoặc có hạt lẫn vẩy thì thường là do các nguyên nhân sau:
  • Trong khi thi công, sơn bị khô trên thành vật chứa sơn hoặc do bụi bẩn bắn vào.
  • Dụng cụ thi công không được rửa sạch sau khi dùng. Lần sơn sau đó sẽ làm lớp sơn bị rỗ.
  • Vệ sinh bề mặt cần sơn không kỹ, sau khi xả nhám lớp mastic để lại trên bề mặt nhiều bụi
Nếu sơn nhà gặp trường hợp bề mặt sơn có nhiều lỗ thì nguyên nhân là do:
  • Pha sơn loãng tạo ra nhiều bọt khí. Trong quá trình thi công bọt khí xuất hiện trên màng sơn, khi khô vỡ ra tạo thành lỗ.
  • Nếu dùng sơn dung môi – sơn dầu để sơn mà gặp hiện tượng này là do quá trình xử lý bề mặt sơn không kỹ.

3. Màu sơn không đồng nhất:

a, Hiện tượng:

Màu sơn không đồng nhất, chỗ đậm chỗ nhạt

b, Nguyên nhân:

  • Thợ thi công không đều tay
  • Do không khuấy đều thùng sơn trước khi lăn, do tỷ lệ khi pha loãng sơn không đồng đều nhau giữa các lần sơn.
  • Dặm vá không khéo léo, không đều tay
  • Dụng cụ thi công khác nhau
  • Mỗi lần thi công, sơn được pha loãng với tỷ lệ khác nhau .

4. Hiện tượng phấn hóa trên bề mặt sơn

12 lỗi thường gặp khi sơn nhà ai cũng nên biết
Bạn có thể dùng tay để dễ dàng phát hiện ra lỗi này

a, Hiện tượng:

Bề mặt màng sơn có bột trắng (dạng phấn)

b, Nguyên nhân của tình trạng này:

  • Dùng loại sơn không đảm bảo chất lượng, có tỷ lệ chất độn/chất tạo màng cao
  • Do pha sơn loãng dẫn đến giảm độ kết dính của sơn
  • Tia tử ngoại và thời tiết có ảnh hưởng xấu đến màng sơn

5. Màng sơn bị bong tróc

12 lỗi thường gặp khi sơn nhà ai cũng nên biết
Màng sơn bị bong tróc là hiện tượng khá phổ biến sau khi sơn nhà một thời gian

a, Hiện tượng:

Sau khi khô, màng sơn bị bong tróc, có thể là tróc 1 lớp hoặc nhiều lớp màng

b,Nguyên nhân:

  • Xử lý bề mặt cần sơn chưa sạch, bụi bám nhiều làm giảm độ kết dính của lớp sơn
  • Không đúng kỹ thuật thi công, không sử dụng sơn lót
  • Do màng sơn đã bị phồng rộp hoặc phấn hóa.
  • Dùng lớp sơn hệ dung môi mạnh hơn hệ dung môi của lớp sơn trước.

6. Màng sơn bị phồng rộp:

12 lỗi thường gặp khi sơn nhà ai cũng nên biết

Hiện tượng:

Sau khi lớp sơn khô, hình thành túi (bóng) khí trong màng sơn.

Nguyên nhân:

  • Do thi công trên bề mặt quá ẩm
  • Do bề mặt cần sơn thường xuyên bị ẩm ướt
  • Điều kiện thi công không đảm bảo: nhiệt độ thấp, thời tiết ẩm ướt.
  • Các lớp sơn cách nhau quá ngắn

7. Màng sơn sau khi sơn nhà bị nứt nẻ:

a, Hiện tượng:

Sau khi khô, màng sơn xuất hiện rạn nứt .

b, Nguyên nhân:

  • Sử dụng sơn chất lượng quá thấp, sử dụng lớp mastic không đạt chất lượng, dễ bị răn, nứt
  • Lăn sơn quá mỏng
  • Dùng hai lớp sơn có độ co dãn khác nhau
  • Kết cấu vật cần sơn yếu: móng bị lún, tường bị xé

8. Màng sơn bị rêu, mốc:

12 lỗi thường gặp khi sơn nhà ai cũng nên biết

a, Hiện tượng:

Sau khi khô, màng sơn xuất hiện những vết đốm, vệt mốc đen xanh …

b, Nguyên nhân :

  • Do bề mặt cần sơn bị ẩm
  • Lớp sơn cũ bị mốc sẵn, khi sơn mới không được xử lý triệt để
  • Sơn 1 lớp hoặc lớp sơn quá mỏng không đủ lượng chất chống mốc cần thiết
  • Dùng sơn nội thất để sơn ngoại thất

9. Màng sơn bị lệch màu:

a, Hiện tượng:

Khi dặm vá các lớp sơn, lớp sơn bị lệch màu nhau

b, Nguyên nhân:

  • Do sử dụng sơn khác màu để dặm vá
  • Lớp sơn lót không đều nhau
  • Dụng cụ thi công khác nhau ở mỗi lần dặm vá
  • Thợ thi công có tay nghề kém
  • Nhiệt độ khi dặm vá khác với khi sơn các lớp sơn trước

10. Màng sơn có độ phủ kém:

Hiện tượng:

Bề mặt màng sơn không che phủ hết lớp nền

Nguyên nhân:

  • Pha sơn quá loãng
  • Sử dụng sơn có chất lượng không tốt
  • Gia công không đúng theo quy trình
  • Tay nghề thi công của thợ thấp, lăn sơn không đều.

Giải pháp khi gặp phải các trường hợp này

  • Làm sạch bề mặt cần sơn
  • Loại bỏ hoàn toàn màng sơn bị hỏng, lớp sơn cũ
  • Sơn nhiều lớp mỏng thay vì sơn 1 lớp quá dày
  • Chỉ sơn lớp sau khi lớp đầu đã khô hoàn toàn.

B – Những lỗi kỹ thuật thường xảy ra đối với lớp sơn mastic

1. Lớp mastic bị nứt chân chim

12 lỗi thường gặp khi sơn nhà ai cũng nên biết

a, Nguyên nhân:

Do lớp mastic được trét quá dày, vượt mức cho phép là 3mm

b, Khắc phục:

Loại bỏ hết những chỗ nứt chân chim bằng cách cạo sạch. Nếu bề mặt vùng đó mà lõm sâu quá, thì nên dùng vữa ximăng bồi thêm cho phẳng sau đó mới trét lớp mastic mới.

2. Lớp mastic bị bụi phấn

a, Nguyên nhân:

  • Lượng nước quá thấp khi pha trộn có thể dẫn đến tình trạng này, hoặc việc trộn không đều cũng là một nguyên nhân khiến lớp mastic bị bụi phấn
  • Do bề mặt sơn quá khô, nước trong hỗn hợp nhão đã bị hút hết vào bề mặt. Quá trình chín (ninh kết ) của hỗn hợp không xảy ra được nên lớp mastic biến thành bụi phấn.
  • Do thi công ngay sau khi không pha trộn khiến cho hóa chất không kịp phát huy tác dụng

b, Khắc phục:

  • Cạo bỏ sạch lớp mastic này
  • Làm sạch bụi bám bằng nước và chổi cỏ.
  • Nếu bề mặt khô quá thì nên làm ẩm. Lượng nước pha trộn theo tỷ lệ: nước 1: bột 3 (khoảng 16 – 18 lít nước sạch cho 1 bao 40 kg). Trộn cho thật kỹ và chờ khoảng 7 đến 10 phút cho hóa chất phát huy tác dụng. Sau đó khuấy lại một lần nữa rồi mới bắt đầu thi công.

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
  • Lazada : Mở chương trình "giá khuynh đảo", giới hạn mỗi người mua tối đa 2 sản phẩm Click xem
  • Adayroi : iPhone 7 lần đầu về giá dưới 15 triệu đồng Click xem
  • Tiki : Giảm 10% cho thẻ tín dụng HSBC Click xem

Bài liên quan

Bài đăng nổi bật

CHẤM DỨT 99.99% THẤM, NỨT NHÀ VỚI CHI PHÍ 0 ĐỒNG - VIỆT NAM NÓI LÀ LÀM.

  CHẤM DỨT 99.99% THẤM, NỨT NHÀ VỚI CHI PHÍ 0 ĐỒNG - VIỆT NAM NÓI LÀ LÀM. Mình cam đoan 100% bạn sẽ không tìm thấy những gì mình chuẩn bị ch...